Mẫu Nhà Đẹp 2024

Thịnh hành

Mẫu Chung Cư Đẹp 2024

Được ưa chuộng

Bảng Giá Thi Công

Vừa cập nhật

0932.081.178

KIẾN TRÚC SƯ TƯ VẤN

Kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp thành công

Hiện nay có nhiều thợ mộc và kiến trúc sư mong muốn mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp. Nhưng khi bắt tay làm thì gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc tham khảo và học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước sẽ giúp họ có thêm kiến thức. Trong bài viết dưới đây, Arture xin được chia sẻ đến các bạn đọc kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp thành công.

Kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp

Kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp

Xác định mục tiêu

Trước tiên, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được mục tiêu, hướng đi và có hoạch định chiến lược dài hạn, ngắn hạn cho xưởng gỗ nội thất công nghiệp của mình. Mục tiêu được xác định rõ ràng và nhất quán sẽ giúp rút ngắn thời gian giúp cho xưởng nội thất gỗ công nghiệp của bạn vào quỹ đạo hoạt động, tạo ra sản phẩm chất lượng, tiết kiệm chi phí và đạt được doanh thu như mong muốn.

Mục đích mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp của bạn là gì?

  • Bạn muốn là đơn vị sản xuất và phân phối trực tiếp sản phẩm nội thất của mình đến tay người dùng mà không cần qua trung gian.
  • Bạn muốn nhận các đơn đặt hàng từ các công ty xây dựng và gia công sản phẩm. Nội thất đến tay người dùng qua trung gian.
  • Bạn muốn sản xuất kinh doanh và muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
  • Bạn muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh, muốn trực tiếp trở thành đơn vị thi công cho những dự án mà công ty của bạn thiết kế.

Và xưởng nội thất của bạn có quy mô như thế nào? Doanh nghiệp, công ty, liên doanh hay hộ gia đình?

Trước tiên, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được mục tiêu, hướng đi và có hoạch định chiến lược dài hạn
Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được mục tiêu

Nguồn vốn đầu tư mở xưởng

Nguồn vốn đầu tư mở xưởng sẽ gồm các chi phí như sau:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí trang thiết bị máy móc
  • Chi phí thi công xây dựng xưởng
  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí nhân công, kỹ sư
  • Thuế…

Mặt bằng mở xưởng

Với diện tích 300m2 trở lên là bạn có thể mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp quy mô nhỏ. Diện tích mặt bằng sẽ phải tăng theo quy mô phát triển của nhà xưởng. Do đó, khi bạn lựa mặt bằng phải tính toán kỹ đến tương lai. Bạn nên chọn mặt bằng ở vị trí có thể phát triển, có thể mở rộng quy mô, hạn chế tình trạng dời nhà xưởng gây tốn kém.

Bạn cũng có thể chọn vị trí xa khu dân cư, bệnh viện, trường học để tránh ồn ào, khói bụi. Tuy nhiên nơi đó phải có đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm và nguyên vật liệu.

Trang thiết bị máy móc

Để đưa vào hoạt động, nhà xưởng gỗ công nghiệp phải có hệ thống trang bị máy móc cần thiết. Tùy vào quy mô đầu tư mà lựa chọn máy móc phù hợp.

Để đưa vào hoạt động, nhà xưởng gỗ công nghiệp phải có hệ thống trang bị máy móc cần thiết.
Cần đầu tư trang thiết bị máy móc

Bạn có thể setup như sau: 1 máy cuốn, 1 máy bào thẩm, 1 bàn cưa trượt, 1 máy nén khí, 1 máy đánh mộng, 1 máy cưa vanh, 2 máy cưa sập, máy dán cạnh, máy chà nhám, máy ép nóng/ép nguội, máy khoan, máy sơn, máy phay tự động,…

Nguyên vật liệu sản xuất

Bạn cần lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất phù hợp với mục đích, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và có giá thành hợp lý. Gỗ công nghiệp hầu hết được tạo ra từ nguyên liệu thừa, nguyên liệu tái sinh hoặc phần ngọn, thân nhỏ, cành của gỗ tự nhiên hoặc cây công nghiệp ngắn ngày. Các loại gỗ dưới dạng nguyên liệu được chia thành nhiều loại như sau:

  • Gỗ dùng để dán lạng: mềm dẻo, thớ mịn, dễ dàng lạng, nhuộm màu và dán. Màu sắc vân thớ gỗ đẹp, thân tròn, nhẵn khi bóc lạng không nứt.
  • Gỗ dùng để ván sợi: hàm lượng Xenlulo cao, sợi gỗ và quản bào chiếm tỉ lệ lớn, thân gỗ dài, mềm và nhỏ dễ nghiền và dễ phân ly bằng hóa chất và không chứa nhựa hoặc chứa rất ít nhựa.
  • Nguyên liệu gỗ lạng: gội nếp, sau, vên vên, dầu.
  • Nguyên liệu gỗ bóc: vạng, xoan đào, trám, dầu, côm.
  • Nguyên liệu gỗ ván sợi: trám trắng, bồ đề, mỡ, dung giấy, gáo, hu.
Bạn cần lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất phù hợp với mục đích, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và có giá thành hợp lý.
Nguyên vật liệu sản xuất phải phù hợp

Ngoài tự chế biến nguyên liệu gỗ tự nhiên thì các xưởng nội thất có thể nhập nguyên liệu gỗ công nghiệp có sẵn như: gỗ ván dăm, gỗ dán, gỗ nhựa, gỗ HDF, gỗ MDF, gỗ ghép.

Một số lớp phủ bề mặt thường dùng là Melamine, Laminate, Veneer, Vinyl,…

Nếu xưởng nhỏ, bạn nên chọn nguyên liệu phổ biến, giá thành hợp lý và sản xuất các sản phẩm được sử dụng phổ biến.

Kỹ sư, nhân công sản thiết kế sản xuất

Đội ngũ nhân viên, kỹ sư là yếu tố để duy trì hoạt động và giúp xưởng phát triển. Những vị trí quan trọng phải có như thiết kế, đứng máy yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Còn các vị trí như nhám, chà, khoan,… có thể sử dụng lao động phổ thông.

Các thủ tục pháp lý khi mở xưởng gỗ công nghiệp

Tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có quy định về thủ tục mở xưởng gỗ công nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình phải có Giấy chứng nhận kinh doanh theo từng quy mô thì xưởng mới có đủ điều kiện hoạt động. Do đó, muốn xưởng đi vào hoạt động, chủ kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ các quy định về pháp lý.

Mô hình doanh nghiệp gồm có 5 loại hình được pháp luật ghi nhận: Công ty hợp doanh, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Doanh nghiệp tư nhân.

Mô hình hộ gia đình với số lượng người lao động không vượt quá 10 người và không được mở chi nhánh.

Bên cạnh đó, xưởng cũng phải đăng ký nhãn hiệu, bản quyền, giấy chứng nhận an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy và về môi trường.

Cần nắm rõ các thủ tục pháp lý khi mở xưởng gỗ công nghiệp
Cần nắm rõ các thủ tục pháp lý khi mở xưởng gỗ công nghiệp

Kinh nghiệm quản lý, duy trì xưởng sản xuất

Giám đốc điều hành, quản đốc xưởng cần có những kỹ năng quản lý nhân công, hàng hóa và công việc. Có thể sát sao và bao quát với tất cả hoạt động của xưởng đưa ra hướng phát triển đúng với xu thế của thị trường nội thất.

Người quản lý cần có những kinh nghiệm như sau:

  • Đặt ra chỉ tiêu hợp lý cho các bộ phận, nhóm, cá nhân.
  • Nắm được số lượng nhân viên chính xác trong các bộ phận và phân bố công việc ở vị trí phù hợp.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm và thời gian của từng bộ phận.
  • Phân tầng, có kế hoạch sắp xếp đội ngũ nhân viên phù hợp.
  • Tạo dựng niềm tin cho nhân viên.
  • Có chế độ thưởng phạt rõ ràng.
  • Xử lý triệt để mọi mâu thuẫn, không để phát sinh.
Cần phải có kinh nghiệm quản lý, duy trì xưởng sản xuất
Cần phải có kinh nghiệm quản lý, duy trì xưởng sản xuất

Thị trường tiêu thụ

Sản xuất hàng loạt sản phẩm nhưng không có thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh và uy tín của xưởng chưa có trong khi đã có nhiều xưởng nổi tiếng và lâu năm. Đây là khó khăn chung của hầu hết các xưởng nội thất khi mới vào hoạt động. Do đó, chủ xưởng phải tìm kiếm, quảng cáo và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình.

Thị trường tiêu thụ có thể là đơn vị thiết kế thi công, chủ thầu, hệ thống đại lý, nhà phân phối, xuất khẩu. Tuy nhiên để sản phẩm nội thất chiếm được lòng tin của khách hàng thì chủ đầu tư phải sản xuất được sản phẩm chất lượng thực sự, mẫu mã đẹp, đa dạng, có kế hoạch quảng cáo hợp lý đúng phân khúc giá.

Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp

Chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp quy mô nhỏ dành cho hộ gia đình sẽ dao động từ 100-300 triệu. Với quy mô lớn thì chi phí mở xưởng nội thất có thể lên đến cả tỷ đồng.

Hãy mở một xưởng nội thất gỗ với mức dự trù chi phí trung bình để bạn có thể trả hết những hạng mục kể trên. Bên cạnh đó, thời gian đầu hoạt động có thể gặp nhiều khó khăn. Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng có sẵn từ các doanh nghiệp thì nguồn vốn đầu tư thường rất cao. Sản phẩm sau khi hoàn thiện phải được làm quen với thị trường và cần thời gian để người dùng sử dụng và kiểm định, đánh giá. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải có khoản phí 1-2 quý đầu để cho trả cho mặt bằng, nhân công, nguyên vật liệu và các chiến dịch truyền thông.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp thành công mà Arture đúc kết được. Hy vọng sẽ giúp cho các startup có bản kế hoạch và phương án hợp lý để đưa xưởng nội thất gỗ công nghiệp của mình vào hoạt động mà không gặp thử thách nào.

Nguồn: https://arture.vn/thiet-ke-noi-that/kinh-nghiem-mo-xuong-noi-that-go-cong-nghiep-thanh-cong/